Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Đề thi thử đại học môn Lịch Sử năm 2012-Trường THPT Bắc Yên Thành(có đáp án)


Trường THPT Bắc Yên Thành

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm).

 
Câu I (1,0 điểm)
Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này
Câu II. (2,0 điểm)
Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốcMĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.
Câu III. (4,0 điểm):
Từ những nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 -1954) và Hiệp định Pari (27- 1 - 1973), hãy cho biết cuộc đấu tranh giành quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta đã có những bước phát triển nào thể hiện qua việc ghi nhận ở từng hiệp định.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a: Chương trình chuẩn.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Câu IV.b: Chương trình nâng cao.
Từ ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954), Triều Tiên (1950 – 1953), Việt Nam (1954 – 1975), em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.


---------- Hết ----------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh:..........................




Đáp án 


Nội dung cần đạt của bài làmĐiểm
Câu
I

Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này
- Tháng 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sữa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp… đấu tranh 8 ngày với yêu sách đòi tăng lương 20%...
- Kết quả: nhà chức trách pháp phải chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân
- Điểm mới: + bên cạnh đấu tranh đòi quyền lợi KT, đấu tranh CT đã rõ nét hơn…
+ ý thức giai cấp trưởng thành, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản quốc tế…tự phát tiến dần lên tự giác

0.25
0.25
0.25
0.25
Câu II




Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốcMĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. 
- Đó là chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long(từ ngày 12/12/1974 đến 6/1/1975)
Hoàn cảnh lịch sử: - So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta
- Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng
- Thăm dò thái độ và khả năng tham chiến của các lực lượng( đặc biệt là Mĩ và Việt Nam Cộng hoà)
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50000 dân.
Ý nghĩa: - Cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta
- Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ, chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.



0,25

0,75

0,5

0,5
Câu III
Từ những nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 -1954) và Hiệp định Pari (27- 1 - 1973). Anh/ chị hãy làm rõ thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.

- Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm : Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Hiệp định Pari (27-1-1973) là những văn bản có tính chất pháp lí quốc tế ghi nhận thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản
+. Hiệp định Sơ bộ (6- 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp, theo đó Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do... nằm trong khối liên hiệp Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
+. Với Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia... Đây là lần đầu tiên (kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời) một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
+. Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam (1954-1973) Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari, theo đó Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ của Việt Nam...
+. Trải qua 30 năm chiến tranh chống CNTD cũ và mới, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền dân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn.
0.5


0,5


0,75



0,75



0,75



0,75
IV.a
(3,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào ? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Các nước đông Nam Á:
- Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Mianma,Brunây và Đông Timo.
- Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi.

0,5

- Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.1,5

+Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn0,25

+Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.0,25

+Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.0,25

+ Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950 nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
+ Malaixia: 8-1957 độc lập.
0,25

+ Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
+Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập( 8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia)
+Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan
0,25

+ Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
+ Brunây: 1-1984 độc lập.
+Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
0,25

- Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển kinh tế - xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan ( đặc biệt là Xigapo)0,5

- Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, 
tự lực tự cường.
0,5
IV.b
(3,0 điểm)
Từ ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954), Triều Tiên (1950 – 1953), Việt Nam (1954 – 1975), em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.

Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp(1945 – 1954). Cuối 1949 đến năm 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Trải qua 9 năm, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, cuộc k/c của nhân dân 3 nước ĐD dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã kết thúc thắng lợi. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở ĐD được kí kết vào ngày 21/7/54. Hiệp định này đánh dấu thắng lợi của Việt Nam, Lào, Cămpuchia và là sự thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950 – 1953) 
Sau hơn 3 năm chiến tranh với những tổn thất nặng nề, các bên đã kí kết hiệp định đình chiến (27/7/1953), theo đó, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa 2 miền Bắc, Nam Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe, không phân thắng bại.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ(1954 – 1975)
Sau Hiệp định Giơnevơ về ĐD (7/54), Mĩ thay Pháp chiếm đóng miền Nam Việt Nam, âm mưu biến các nước ĐD thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Đây là cuộc chiến tranh káo dài nhất, khốc liệt nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với việc Mĩ áp dụng nhiều chiến lược chiến tranh. Chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975 là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, với sự thất bại của Mĩ.
Nhận xét: Trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.
Cả 3 cuộc chiến tranh trên đều phản ánh tình trạng chiến tranh lạnh, nhằm triển khai “chiến lược toàn cầu” thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ với mục tiêu chủ yếu như: ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn các nước XHCN, đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ, tiến bộ thế giới…



0.5


0.5



0.5


0.5


1.0







....................Hết..........................
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét