Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Chiều tối - Trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh


 Chiều tối 

Trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu bài học 
Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; Từ đó hiểu thêm phong cách nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù

B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Tập thơ Nhật kí trong tù.
+Giáo án lên lớp cá nhân

C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Cảnh thiên nhiên xứ Huế trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?

2. giới thỉệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. tiểu dẫn

Hs đọc Sgk, nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
-Bài số 31 của tập thơ (một trong số những bài được sáng tác trong giai đoạn bốn tháng đầu- bốn tháng Người bị hành hạ, đày ải dã man nhất)
-Bài thơ ra đời khi Bác bị chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, tháng 9 /1942. 

Theo em, bài thơ có chỗ nào dịch chưa sát với nguyên tác?
2.Bản dịch thơ
+Câu 2:
Bản dịch bỏ mất nghĩa “Cô vân” (cô lẻ)
Dịch chưa sát: mạn mạn là chầm chậm chứ không phải là trôi nhẹ
+Câu 3: 
Nguyên tác không có chữ tối, bản dịch lại thêm vào chữ tối 

làm mất đi vẻ tự nhiên và sáng tạo của thơ Bác.


II. Đọc-hiểu văn bản
a. Hai câu đầu
Hai câu đầu có thể đặt tiêu đề như thế nào?
Cảnh chiều muộn được miêu tả như thế nào?
-Cảnh chiều muộn
-Điểm nhìn miêu tả: Đỉnh trời, xung quanh là rừng núi âm u, nhà thơ chỉ có thể ngước mắt nhìn để quan sát.

+Bức tranh thiên nhiên đâỳ tính ước lệ của thi ca cổ điển: miêu tả thiên nhiên thường chú ý tới bầu trời, chòm mây (chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, thu hứng của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu)
+Miêu tả cảnh chiều muộn thường có hình ảnh của cánh chim về rừng:
Chim hôm thoi thót về rừng
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Chim kêu về núi tối rồi (Ca dao)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
(Chiều hôm nhớ nhà-Bà Huyện Thanh Quan)
Tâm trạng của Bác được thể hiện như thế nào?
-Bưc tranh của tâm trang, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Tâm trạng của người tù bị lưu đày, cánh chim mệt mỏi, chòm mây cô đơn...Bút pháp ước lệ và sự chân thật, tự nhiên thống nhất làm một. Sự tương đồng giữa nhân vật trữ tình và ngoại cảnh, nét tinh tế: cảm nhận thiên nhiên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, của một tâm hồn lớn...

Nội dung miêu tả của hai câu thơ cuối?
b. Hai câu cuối
-Cuộc sống thường nhật: hình ảnh cô gái xay ngô tối và lò than rực hồng. Gợi cuộc sống gia đình, khát vọng thầm kín của người tùbị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do.
Nhận xét về cách miêu tả của hai câu thơ cuối?
-Thơ xưa con người cũng thường xuất hiện trước cảnh thiên nhiên (Lom khom dưới núi tiều vài chú/ 
Gác mái ngư ông về viễn phố) nhưng chỉ làm tăng thêm cái vẻ hoang sơ của cảnh vật.
Con người trong thơ Bác xuất hiện một cách khoẻ khoắn, làm dịu đi nỗi cô đơn của người tù.

Củng cố:
Bài thơ có sự vận động của thời gian, không gian (từ không gian hiu quạnh của rừng núi đến không khí đầm ấm của gia đình). Có sự vận động của tư tưởng (chữ hồng-nhãn tự như ánh lên niềm vui)
Sự vận động của cảnh (thơ xưa cảnh thường tĩnh). Sự vận động ấy hướng về sự sống, nhân vật trữ tình 

Là chủ thể của bức tranh phong cảnh (thơ xưa, nhân vật trữ tình thường ẩn vào cảnh vật)
Bài sau: Từ ấy.

KĐH - ST
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét